Vịt nuôi dân dã
Xuất xứ: Hà Nội
Định lượng: 1Kg
Thành phần: Vịt nuôi dân dã
Lưu ý: Không sử dụng sản phẩm khi hết date hoặc có dấu hiệu hư hỏng
Hướng dẫn sử dụng: Luộc
Hướng dẫn bảo quản: Tủ mát
THÔNG TIN SẢN PHẨM
+ Xuất xứ: Thường Tín, Hà Nội
+ Hướng dẫn sử dụng: luộc, om sấu, nướng, ăn lẩu
+ Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản lạnh ở -18 độ C
MÔ TẢ SẢN PHẨM
+ Thịt vịt là nguyên liệu thực phẩm quen thuộc với hầu hết các bà nội trợ, không chỉ bởi khả năng chế biến thành nhiều món ăn mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao của loại thực phẩm này. Thịt Vịt nuôi dân dã dai ngon, ngọt thịt có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như: vịt luộc, vịt om sấu, vịt nướng, ăn lẩu,...
+ Vịt nuôi dân dã do Sói Biển cung cấp được lấy từ nguồn thịt sạch, tươi ngon. Mọi khâu từ tuyển chọn nguyên liệu tới chế biến, đóng bao bì đều diễn ra khép kín dưới sự giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
+ Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt cao hơn cả thịt bò, thịt heo, cá, dê, cá, trứng. Thịt vịt có hàm lượng cao sắt, vitamin E, D, A, B1, B2, phốt pho, canxi, axit nicotic…
+ Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.
+ Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, thích hợp cho những ngày thời tiết trở lạnh. Thịt vịt được dùng làm nguyên liệu cho các món quay, nhất là món Vịt quay Bắc Kinh, ngoài ra còn dùng cho món cháo vịt, vịt tiềm hay vịt hầm, vịt nấu cháo...
CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN
+ GỢI Ý MÓN VỊT OM SẤU
1. Nguyên liệu:
- Vịt nuôi dân dã: 1 con
- 10 quả sấu xanh
- 0,5kg khoai sọ loại củ nhỏ
- 5 củ hành khô, 10 lá mùi tàu, 1 củ tỏi, 5 củ xả.
- Gia vị: Muối, tiêu, ớt, gừng, nước mắm
2. Chế biến:
- Vịt làm sạch lông, dùng muối hạt chà xát kỹ mặt ngoài và trong con vịt cho sạch sẽ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Rửa vịt bằng rượu trắng hoặc gừng để vịt hết mùi hôi, chặt vịt theo từng miếng thon dài vừa phải.
- Sấu gọt sạch vỏ, cứa mấy lát ngoài viền quả để khi nấu, sấu nhanh chín và ra nhân thịt.
- Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5 phút rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay.
- Hành, tỏi, xả đập dập, thái lát mỏng, hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
- Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả), để 30 phút cho ngấm. Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả) còn lại phi thơm cho thịt vịt xào săn.
- Cho sấu vào nồi, đổ nước cho ngập thịt. Có thể thay nước lạnh bằng nước dừa tươi để tăng vị đậm đà cho món vịt om sấu.
- Khi thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.
- Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi, múc ra bát, ăn nóng
VỊT NẤU CHAO
1. Nguyên liệu:
Vịt: ½ con, khoảng 1kg
Chao đỏ: 2 viên
Chao trắng: 7 viên
Khoai môn: 300g
Hành khô: 3 củ
Tỏi khô: 1,5 củ
Gừng tươi: 1 củ
Nước dừa: 1 trái
Hành lá: 5 cây
Rượu trắng: 3 thìa
Bún tươi: 1kg
Các loại rau sống ăn kèm
Chanh tươi: 1 trái
Các gia vị thường dùng: muối, nước mắm, đường, hạt tiêu, hạt nêm
2. Cách làm:
Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, chia thành 2 phần.
Thịt vịt sơ chế thật sạch, chặt miếng vừa ăn, bạn ướp vịt với rượu và ½ lượng gừng đập dập để khử mùi hôi của vịt. Thời gian ướp khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước cho hết mùi rượu. Ngoài ra, bạn có thể khử mùi từ ban đầu bằng cách dùng rượu trắng hoặc rượu gừng chà xát lên mình con vịt, sau đó rửa lại với nước rồi chặt miếng vừa ăn. Nếu không thích mùi rượu, bạn có thể dùng chanh hoặc muối + giấm để thay thế.
Khoai môn gọt vỏ, rửa qua với nước cho sạch, cắt khoai thành những miếng vừa ăn dày khoảng 1,5 – 2cm. Ngâm khoai vào thau nước lạnh cho hết nhựa và không bị thâm đen. Ngâm khoảng 20 phút thì vớt ra để ráo.
Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ, chia thành 3 phần.
Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, băm nhỏ.
Chanh bổ đôi, vắt lấy nước cốt, để riêng.
Xà lách và các loại rau sống ăn kèm bạn nhặt sạch, rửa với nước muối pha loãng rồi vớt ra, để ráo.
Khoai môn sau khi ngâm nước và để ráo, bạn bắc chảo lên bếp với lượng dầu vừa đủ, cho khoai vào chiên sơ rồi vớt ra, để ráo dầu. Làm như vậy sẽ giúp khoai cháy cạnh, khi nấu không bị nhừ và nát. Lưu ý:
+ Bạn chỉ cần chiên cho khoai cháy cạnh là được, không cần chiên chín.
+ Dùng một chút dầu để chiên là được, không cần nhiều.
Thịt vịt sau khi sơ chế và khử mùi hôi, bạn ướp thịt với 2 viên chao đỏ, 2 viên chao trắng, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, chút muối, 1 phần tỏi và toàn bộ hành khô băm nhỏ. Trộn đều hỗn hợp thịt rồi ướp trong khoảng 2 tiếng cho thấm gia vị.
Lưu ý, chao đã mặn sẵn nên khi ướp và nấu, bạn nêm nếm gia vị vừa đủ để tránh món ăn bị mặn.
Cách làm vịt nấu chao ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nước chấm, đặc biệt nước chấm của món này cũng được làm từ chao. Bạn cho 5 miếng chao trắng, 2 thìa cà phê đường, 1 phần tỏi, chút ớt băm, gừng thái nhỏ, thêm nước cốt chanh rồi đánh đều lên tạo thành hỗn hợp chao sền sệt.
Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho 1 phần tỏi vào phi thơm vàng. Tiếp đó, trút hết thịt vịt vào chảo, xào khoảng 5 phút thì hạ lửa nhỏ và đun thêm khoảng 20 phút cho vịt chín, thịt săn lại và thấm gia vị đậm đà.
Sau 20 phút, bạn đổ nước dừa vào nồi rồi thêm khoai môn chiên vào nấu, bật lửa lớn cho nước nhanh sôi. Khi nước sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn, hạ lửa nhỏ rồi đun khoảng 15 phút cho khoai môn chín. Dùng đũa kiểm tra, nếu thấy khoai chín nhừ thì tắt bếp, rắc chút hành lá lên trên là đã hoàn thành rồi!